[ Chuyên nghiệp rồi thì không nên đọc ]
Với hầu hết những người khởi nghiệp kinh doanh hoặc tìm thêm kênh bán hàng thì website được xem là gạch đầu dòng rất quan trọng không thể thiếu. Tuy nhiên, chính vì nó quan trọng mà nếu chọn sai đường đi sẽ gây ra nhiều hậu quả mà đôi khi mất nhiều thời gian mới nhận ra được, điều này kéo theo nhiều hệ lụy:
+ Mất thời gian nhiều vào việc xây dựng để nó hiệu quả như mong đợi, hay đôi khi để nó giống ” người tốt hơn mình “.
+ Tốn chi phí cho việc vận hành, chỉnh sửa, cập nhập. Và chi phí này xoay vòng lặp lại, nguy hiểm hơn là nếu nhận ra điều này quá chậm thì nó âm thầm và có thể gọi giống như 1 con muỗi đang hút máu doanh nghiệp.
+ Bỏ lỡ cơ hội tìm khách hàng, cạnh tranh đối thủ. Điều này là tất nhiên bởi vì trong thời buổi mọi khách hàng tiếp cận & sử dụng công nghệ phát triển nhanh chóng thì chỉ cần không đủ tốt thì bạn sẽ tụt lại.
+ Thật tệ hơn là nếu khách hàng đánh giá công ty bạn qua website và cái bạn đang sở hữu nó thực sự có nhiều vấn đề: giao diện, tính năng, sự thuận tiện, tốc độ, an toàn…
+ Điều cuối cùng có thể bạn sẽ nhận ra là hàng chục kế hoạch Marketing của bạn không thể kết nối hiệu quả vì Website này thiếu cái này thiếu cái kia. Nó chỉ như 1 tờ giấy online không hơn không kém, hoặc để làm gì với nó thì như tơ vò.

6 SAI LẦM KHI CHỌN MUA WEBSITE:
1. CỐ GẮNG TÌM NHỮNG NHÀ CUNG CẤP RẺ NHẤT, HOẶC TỰ LÀM
– Tin tôi đi, điều này sẽ lấy đi của bạn cả về tiền bạc lẫn thời gian. Vì sao ư, vì bạn đang đánh cược với sự thành công của mình khi tiết kiệm một ít tiền đầu tư.
Nhà cung cấp rẻ nhất có thể đó là 1 công ty nhỏ, 1 cá nhân làm thêm nào đó bạn quen có thể làm. Giá có thể chỉ tầm 2 triệu cũng đã có bạn nhận làm cho bạn rồi, nhưng hãy hình dung này sau lần đầu tiên ấy thì giá của những lần tiếp theo sẽ như thế nào và bao nhiêu lâu bạn có tính năng để bán hàng.
– Bạn tự làm theo hướng dẫn trên mạng. Ồ, có đầy rẫy các hướng dẫn cụ thể trên internet và bạn chỉ cần ngồi và làm từng bước là xong. Có thể bạn làm nó tốt vì bạn là 1 coder chính hiệu, nhưng hãy hình dung thời gian mà bạn phải bỏ ra để hoàn thành xong tất cả các task đó đi. Đang cố gắng trở thành nhà kinh doanh nhưng lại bị cuốn trở lại thành coder làm bạn không có nhiều thời gian để lo các công việc khác của công ty.
2. CHỈ QUAN TÂM ĐẾN GIAO DIỆN ĐẸP MẮT
– 80% người quen sẽ nói với bạn về việc website của bạn ĐẸP hay XẤU, và ngay từ đầu tư tưởng này đã có trong đầu bạn rồi vì bạn sợ ” mình không đẹp “.
Điều này không sai, nhưng cần tỉnh táo trước những theme có sẵn. Khi bán hàng trải nghiệm khách hàng rất quan trọng, nó có thể tăng tỉ lệ mua hàng của khách hàng đấy. Ở những hãng bán lẻ lớn, người ta rất chú trọng đến UI/UX của website để giành giật từng trải nghiệm của khách hàng.
Đừng ngại ngùng bỏ thêm chút chi phí chỉnh sửa giao diện có sẵn để có một website thuận tiện cho việc bán hàng.
3. CẢM THẤY ” ĐỦ “
– Những nhà đầu tư kinh doanh ban đầu có thể là thử nghiệm và cho rằng trước mắt chỉ cần vậy thôi.
Nếu bạn thực sự nghiêm túc với mô hình kinh doanh của mình thì hãy tôn trọng và kiên trì hơn vậy. Bạn cần tìm hiểu website như 1 công cụ bán hàng, kênh bán hàng đem lại lợi nhuận thực sự chứ không đơn thuần là nơi để bạn đặt địa chỉ công ty và in nó lên namecard.
Hãy tìm hiểu kỹ các công cụ có gắn liền với website để gia tăng doanh số. Thương mại điện tử đã có lịch sử hơn 20 năm nên nó có rất rất nhiều thứ gắn nối với nhau, trong đó website có thể nói là trung tâm, kể đến như: thanh toán online, kết nối nhà vận chuyển, digital marketing, kết nối các sàn thương mại điện tử, chatbot, coupon, loyalty…
Cũng cần để ý đến tốc độ load web, chuẩn SEO, và sự an toàn bảo mật thông tin cho khách hàng. Chẳng khách hàng nào muốn bị lộ thông tin ra ngoài, hoặc phải ngồi đợi quá lâu cho 1 cái click.
Điều quan trọng ở đây là ” ĐỪNG xem website là 1 thứ đơn độc “
4. BỎ MẶC TRONG THỎA MÃN
– Khi đã hoàn thành mọi thứ và ra được đơn hàng thì có đến 90% chủ doanh nghiệp không biết và ít để ý hơn đến việc chăm sóc và phát triển website.
Điều này cũng dễ hiểu vì nó như kiểu đứng trên thành công thì quên bước tiếp. Một website bán hàng tốt phải là một website có đầu tư thường xuyên về nội dung, hình ảnh, giao diện, công cụ mới, tính năng mới.
Khách hàng sẽ nhàm chán với mọi thứ rất nhanh nếu chẳng có gì cho họ tò mò – ấn tượng, sản phẩm mới không được tô vẽ đủ hấp dẫn…, từ đó lượng truy cập từ khách hàng cũ sẽ mất hẳn đi theo thời gian. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn mất đi cơ hội bán hàng lại cho những khách cũ khi họ chán bạn và đến với 1 đối thủ mới mẻ xinh đẹp hơn.
Đầu tư chăm sóc website cũng là cách thể hiện sự tôn trọng đến khách hàng.
5. KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN THÔNG SỐ KỸ THUẬT
– Website còn có hàng trăm thông tin ghi lại những lần nó ” tiếp khách ” , đó là những chỉ số thực sự vô cùng quan trọng nếu bạn biết phân tích nó.
Nó sẽ cho bạn nhiều cơ sở để quyết định nên mở thêm cửa hàng offline ở đâu, khách hàng quan tâm điều gì nhất, đâu là sản phẩm KH thích xem nhất, KH có hành vi như thế nào, ….
Nghe thì khá quen nếu bạn kinh doanh nhưng để hiểu hết thông số này thì bạn phải dành thêm thời gian để học nhiều hơn vì nó khá nhiều và dữ liệu thay đổi hằng ngày.
6. ĐẦU TƯ NHÂN SỰ QUẢN TRỊ
– Có thể bạn né được nhiều cú vấp ” tâm lý ” kia rồi thì để làm tốt hết mọi thứ ngay từ đầu bạn chắc chắn cần nhân sự phù hợp để vận hành, triển khai.
Sai lầm được nhắc đến ở đây là : Chọn 1 Coder biết lập trình để vận hành.
Điều này nghe có vẻ chả sai gì, tuy nhiên tôi có thể mách nhỏ bạn rằng Coder họ chỉ biết nhiều về việc làm theo yêu cầu như kiểu: ” Anh cần thêm tính năng này à, Ok em sẽ done task trong 2 tuần ” chứ không nhiều bạn sẽ nói với bạn rằng: ” Tính năng X sẽ gia tăng tỉ lệ mua online cho công ty “.
Bạn nên thực sự đầu tư một đội kinh doanh online “mạnh” : sales online, coder, designer, manager, digital marketing, warehouse,…. Hoặc hãy tìm những kỹ năng tổng hợp hơn trong 1 người vận hành để kết hợp với phòng kinh doanh và nhà cung cấp website nếu công ty bạn chưa đủ quy mô.
————————